Thiết kế nhà bếp chữ U đẹp hút hồn giới mê nhà đẹp
slider

Thiết kế nhà bếp chữ U đẹp hút hồn giới mê nhà đẹp

18-10-2022
Thiết kế nhà bếp chữ U là lựa chọn hoàn hảo giúp tiết kiệm diện tích tối ưu, từ đó mang lại không gian di chuyển thoải mái cho các bà nội trợ. Vậy phong cách này phù hợp với không gian nào và cần lưu ý những gì khi lắp đặt? Cùng Bảo Kim tìm hiểu tại bài viết nhé!

Thiết kế nhà bếp chữ U là gì?

thiet-ke-nha-bep-chu-u
Mặt bếp chữ U màu Dune Prima

Thiết kế nhà bếp chữ U là phong cách tận dụng tối đa không gian trong phòng bếp khi cả 3 cạnh của tủ được bố trí dọc theo cạnh tường tạo thành hình chữ U. Các thiết bị, vật dụng nhà bếp từ không gian nấu, tủ lạnh, bồn rửa được sắp xếp liền kề nhau ngay trong tầm với của bà nội trợ. 

Không những thế, thiết kế hình chữ U còn biến căn bếp của bạn trở thành không gian tách biệt với các khu vực khác trong nhà. Từ đó chị em thỏa sức sáng tạo ra những món ngon cho cả gia đình mà không sợ bị ảnh hưởng khi nhà có khách.

Với thiết kế theo dạng không gian mở, gia chủ có thể sử dụng một cạnh của bàn bếp thành nơi xếp đồ ăn đã nấu chín hoặc trưng dụng thành quầy bar bếp sang trọng. 

>>> Xem báo giá các mẫu đá Solid Surface TẠI ĐÂY

Thiết kế nhà bếp chữ U phù hợp với không gian nào?

da-solid-surface-lam-bep
Thiết kế bếp hình chữ U màu Gray Onyx

Với thiết kế dạng không gian mở, tính linh hoạt cao thì bếp chữ U có thể ứng dụng với bất kỳ không gian, phong cách nội thất nào từ căn bếp biệt thự, chung cư cao cấp,... cho tới các căn hộ nhỏ.

Trong nhiều trường hợp, thiết kế bếp hình chữ U còn là cứu cánh cho căn hộ có diện tích khiêm tốn. Với không gian này thì gia chủ có thể tận dụng một cạnh của chữ U để đặt bàn chuẩn bị đồ ăn hoặc quầy bar nhỏ. Diện tích tiêu chuẩn để ứng dụng thiết kế hình chữ U là khoảng 10m2. Tùy vào không gian mà chiều rộng của bếp sẽ dao động từ 2.7-3.7m.

Có nên sử dụng thiết kế nhà bếp chữ U không?

Không chỉ sở hữu thiết kế không gian bếp độc đáo, không gian nhà bếp chữ U còn mang lại vô vàn lợi thế như:

  • Tối đa hóa không gian nấu nướng hiệu quả: Nhà bếp hình chữ U có khả năng thác triệt mọi ngóc ngách, kể cả không gian chết trong phòng bếp nhằm đảm bảo mọi thứ đều trong tầm với của bà nội trợ. Từ đó tiết kiệm thời gian nấu nướng, hạn chế những rắc rối phát sinh trong quá trình làm bếp. 

  • Tạo không gian nấu nướng biệt lập, thoải mái với nhiều khu vực trống có thể tận dụng đặt các vật dụng nhà bếp. Một mẹo nhỏ cho bạn là có thể tận dụng các vật dụng tiện ích thông minh như kệ góc, kệ gia vị, thùng gạo âm tủ tường để gia tăng trải nghiệm. 

  • Không gian nấu nướng thoải mái, dễ dàng di chuyển, thích hợp cho những gia đình đông người hay những bữa tiệc thân mật khi cho phép hai hoặc nhiều người cùng sử dụng không gian bếp một lúc.

  • Tính ứng dụng linh hoạt, khả năng tối ưu hoá từng góc của căn bếp. Từ đó mang lại không gian lưu trữ và diện tích mặt bếp rộng rãi mà khó có kiểu thiết kế nhà bếp nào đáp ứng được.

  • Khả năng phân chia các khu vực nấu nướng, sơ chế, sắp xếp đồ ăn đã nấu chín một cách nhanh chóng, rõ ràng. 

Lưu ý trong thiết kế nhà bếp chữ U

Tùy thuộc vào gu thẩm mỹ, phong cách thiết kế nội thất, ngân sách, diện tích không gian,... mà gia chủ sẽ có lựa chọn thiết kế mẫu bếp chữ U khác nhau. Để khai thác tối ưu những thế mạnh của không gian bếp hình chữ U, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

Đảm bảo nguyên tắc “tam giác vàng”

Nguyên tắc “tam giác vàng” còn được biết đến với tên gọi tam giác làm việc là khoảng cách giữa 3 khu vực quan trọng nhất của căn bếp là bồn rửa - bếp nấu - tủ lạnh. Việc sắp xếp các khu vực này một cách khoa học sẽ giảm thiểu tối đa sự di chuyển, từ đó đảm bảo hoạt động nấu nướng diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng.

Cách sắp xếp đồ nội thất theo nguyên tắc này cũng rất đơn giản, gia chủ cần đảm bảo tổng các cạnh của tam giác >=3.6m và <=8m. Kích thước mỗi cạnh của tam giác hợp lý nhất sẽ dao động từ 1.2 - 2.7m. 

Phù hợp với diện tích căn bếp

Mặc dù thiết kế nhà bếp chữ U có thể ứng dụng trong nhiều không gian thiết kế nhưng gia chủ cũng nên điều chỉnh kích thước để hạn chế ảnh hưởng đến tính tiện lợi.

Có một mẹo nhỏ là bạn nên tính toán cẩn thận vị trí cho các thiết bị có cửa như tủ bếp, tủ lạnh, lò nướng không gây vướng víu.

Đối với những căn bếp có diện tích lớn như biệt thự thì không gian tam giác vàng của bếp sẽ được thiết kế mở rộng. Để khắc phục tình trạng phải di chuyển đoạn đường dài thì bạn có thể kết hợp với bàn đảo bếp đặt ở chính giữa nhằm thu hẹp lại khoảng cách của vùng tam giác. Còn với không gian bếp nhỏ thì bạn có thể tạo hiệu ứng mở rộng không gian bằng cách tận dụng hai bên cánh của bếp chữ U làm bàn đảo bếp hoặc quầy bar bếp.

Tận dụng triệt để các khu vực góc

Điểm bất lợi của bếp chữ U là hai khu vực góc chiếm diện tích nhưng khả năng sử dụng không cao. Bạn có thể khắc phục khả năng sử dụng của khu vực này bằng các thiết bị chuyên dụng cho khu vực góc bếp như móc treo bát đĩa, nồi chảo. 

Tạo sự đồng bộ với toàn bộ không gian

Bếp chữ U đòi hỏi sự đồng nhất về màu sắc, chất liệu nội thất và đồ dùng nhà bếp để tạo vẻ đẹp hiện đại, sang trọng.

Với không gian có diện tích khiêm tốn thì nên sử dụng gam màu trung tính như trắng, be, vàng nhạt để tạo hiệu ứng rộng rãi. Trong khi đó tông màu như xám, đen, xanh làm lại là điểm nhấn tuyệt vời cho không gian bếp rộng.

Về vật liệu thì đá nhân tạo Solid Surface là lựa chọn hợp lý góp phần nâng tầm không gian bếp với tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt thời gian, đặc biệt là khả năng chống thấm nước, kháng bụi bẩn, đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

Xem thêm: Biến hóa không gian với đá Solid Surface ốp bếp

Đảm bảo tính đối xứng

Tính đối xứng là yếu tố quan trọng giúp căn bếp chữ U thêm phần lung linh, đẳng cấp hơn. Để tạo nên tính đối xứng cho căn bếp bạn nên sắp xếp đồ dùng ở hai bên cánh của chữ U cân bằng với nhau. Ngoài ra có thể bổ sung các loại kệ góc đặt tại vị trí hai bên góc nhằm tận dụng không gian tối đa.

Đảo bảo yếu tố phong thủy

Bố trí căn bếp đúng phong thủy sẽ mang lại nhiều  may mắn, tài lộc cho gia chủ. Hướng bếp trước tiên cần quay về hướng hợp với cung mệnh của chủ nhà. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu về khoảng cách đặt đồ nội thất để vừa đảm bảo tính tiện lợi, vừa không ảnh hưởng tới phong thủy như:

  • Khu vực bếp ăn, chậu rửa bát và tủ lạnh không nên để quá gần nhau vì sẽ xảy ra tình trạng “thủy hỏa bất dung”.

  • Không đặt bàn ăn dưới khu vực có đồ vật nhọn chĩa xuống hoặc xà ngang để tránh điều không may mắn.

  • Đồ nội thất như nồi cơm điện hay lò vi sóng không nên đặt hướng ra cửa vì sẽ khiến tài lộc thất thoát. 

Hy vọng những thông tin về thiết kế nhà bếp chữ U nêu trên sẽ giúp bạn cập nhật được những kiến thức mới nhất và lên ý tưởng cho căn bếp của mình.  Có thể nói đá nhân tạo góp một phần không nhỏ trong việc nâng tầm đẳng cấp không gian bếp của gia đình Việt. Nếu bạn cần tư vấn về đá nhân tạo Solid Surface cho căn bếp thì liên hệ ngay với Bảo Kim nhé!

Công Ty TNHH Thiết Bị Bảo Kim

VP HCM: 129 Bùi Tá Hán, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0913 123 345

​Email: thanh.phan@baokimcorp.com

 

  
© 2023 Danhantaodupont.com